Mối quan hệ với Đảng Cộng sản Đông Dương Việt Minh

Trong quan hệ với Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định: "Đảng ta cũng là một bộ phận trong mặt trận phản đế Đông Dương, bộ phận trung kiên và lãnh đạo",[25] là "một bộ phận linh động nhất trong Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật-Pháp".[26]

Ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán khi Pháp, Trung Hoa Dân quốc và các đồng minh của họ muốn tiêu diệt Đảng, đi vào hoạt động bí mật và thành lập tổ chức công khai của Đảng là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương[27] đồng thời đóng cửa tờ báo Cờ giải phóng.[28]

Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán, ngày 11-11-1945:

1- Cǎn cứ vào điều kiện lịch sử, tình hình thế giới và hoàn cảnh trong nước, nhận rằng lúc này chính là cơ hội nghìn nǎm có một cho nước Việt Nam giành quyền hoàn toàn độc lập;

2- Xét rằng: muốn hoàn thành nhiệm vụ dân tộc giải phóng vĩ đại ấy, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân không phân biệt giai cấp, đảng phái là một điều kiện cốt yếu;

3- Để tỏ rằng: những đảng viên cộng sản là những chiến sĩ tiền phong của dân tộc, bao giờ cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc;

4- Để phá tan tất cả những điều hiểu lầm ở ngoài nước và ở trong nước có thể trở ngại cho tiền đồ giải phóng của nước nhà.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ngày 11 tháng 11 nǎm 1945, nghị quyết tự động giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương.

Những tín đồ của chủ nghĩa cộng sản muốn tiến hành việc nghiên cứu chủ nghĩa sẽ gia nhập "Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương"

Sau khi Đảng Cộng sản tuyên bố tự giải tán, phần lớn đảng viên cộng sản chuyển sang hoạt động bí mật và trên danh nghĩa Việt Minh; một số ít tham gia Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Marx ở Đông Dương để hoạt động công khai. Các lãnh đạo Đảng cộng sản tham gia Quốc hội và Chính phủ như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Huy Liệu... cũng với tư cách là thành viên Việt Minh. Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương cũng là một tổ chức thành viên của Việt Minh.

Tuy nhiên Việt Minh không chỉ có tổ chức thành viên là Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể cứu quốc mà còn có các đảng phái cách mạng theo đường lối khác. Năm 1941 Đại hội thành lập Việt Minh thiết lập liên minh chống phát xít của người Việt ngoài Đảng Cộng sản Đông Dương, có Tân Việt Nam đảng (Tân Việt đảng), Hội Thanh niên cách mạng Việt Nam, một phần Việt Nam Quốc dân Đảng, một số hội giải phóng dân tộc... góp phần vào việc nâng cao uy tín Mặt trận. Một trong những biểu hiện rõ nét là vào năm 1943, Đảng đưa ra "Đề cương Văn hóa Việt Nam", tập hợp đông đảo những nhà văn hóa, văn nghệ, trí thức. Trên cơ sở đó, cuối năm 1944, Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam ra đời, trở thành một thành viên của Mặt trận Việt Minh.[29] Tháng 6 năm 1944, Đảng Cộng sản Đông Dương giúp cho một số trí thức thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Đảng Dân chủ Việt Nam gia nhập Việt Minh một thời gian ngắn rồi tách ra do mâu thuẫn với Đảng Cộng sản Đông Dương.[30][cần số trang] Tháng 12 năm 1946, đảng Dân chủ Việt Nam lại gia nhập Việt Minh.

Đảng Cộng sản Đông Dương còn mở rộng Mặt trận Việt Minh trong việc liên lạc với một số người cộng sảncánh tả thuộc Đảng Xã hội Pháp trong quân đội Lê dương và giới công chức Pháp ở Việt Nam. Nhưng do quan điểm khác nhau nên kế hoạch lập Hội của Đảng thất bại. Đảng còn tranh thủ sự giúp đỡ của các lực lượng chống Nhật ở Trung Quốc, vận động thành lập Mặt trận Trung-Việt liên minh, đặt quan hệ hợp tác với Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội (và một thời gian nhập vào tổ chức này trên danh nghĩa) - một tổ chức chính trị của người Việt Nam ở Trung Quốc để tranh thủ đoàn kết rộng rãi với những người Việt yêu nước hoạt động ở Trung Quốc.[31]Nam Kì, các cán bộ Đảng trong khi tập hợp lực lượng đã vận động được nhiều đảng phái khác tham gia Việt Minh. Kì bộ Việt Minh Nam Kì bao gồm Đảng Cộng sản Đông Dương, Tân Dân chủ, Tổng Công đoàn, Thanh niên Tiền phong, Việt Nam Quốc gia, Cao Đài hợp nhất, Việt Nam Cứu quốc Đoàn (Kì bộ cũ của Việt Minh), Quốc gia Độc lập, Công giáo, Thanh niên Nghĩa dũng Đoàn.[32]

Vào cuối năm 1944, Việt Minh tuyên bố tổng số thành viên là 500.000 người, trong đó có 200.000 người ở Bắc Kỳ, 150.000 người ở Trung Kỳ, và 150.000 người tại Nam Kỳ.

Trong suốt quá trình vận động cách mạng từ Hội nghị 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến Cách mạng Tháng Tám, những chủ trương nghị quyết của Đảng nhằm xây dựng lực lượng cách mạng đều được quán triệt trong các văn kiện của Mặt trận Việt Minh.[33]

Về thực tế Đảng Cộng sản Đông Dương còn lãnh đạo chi bộ đảng ngoài Việt Nam, như Lào, Miên, và sau khi tách các chi bộ này ra, để thành lập ba đảng riêng năm 1951, cùng với thành lập Liên Việt trên cơ sở hai tổ chức Việt Minh và Liên Việt, cũng thành lập Mặt trận liên minh Việt - Miên - Lào (do Tôn Đức Thắng làm chủ tịch) nhằm phối hợp cách mạng ba nước, tiến tới giành độc lập cho mỗi nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việt Minh http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent... http://www.ucpress.edu/content/chapters/10900.ch01... http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN05.php http://sachhiem.net/TONGIAO/TTTINH/TTT_20.php http://www.banthedao.org/bancaiancaodai.html http://www.hoahao.org/D_1-2_2-188_4-2488_5-50_6-1_... http://www.marxists.org/history/etol/revhist/backi... http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=558... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh...